![]() |
Ý kiến này được ông Phạm Đức Long, TGĐ Tập đoàn VNPT một lần nữa nêu ra tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 9/2016 của Bộ TT&TT chiều 5/10. "Rất mong Bộ xây dựng giá sàn để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường truyền hình trả tiền".
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cho biết, giá sàn cho dịch vụ truyền hình trả tiền đã được nêu lên sau khi nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn tham gia thị trường. Trước đó, thị trường này chủ yếu là sân chơi của các nhà đài nên giá thành dịch vụ tương đối ổn định. Sau khi nhà mạng vào, do không có chức năng sản xuất chương trình nên các gói kênh của các bên hầu như không có sự khác biệt. Chính vì thế, các "tân binh" chủ yếu cạnh tranh bằng giá thành nhờ có nguồn lực lớn.
Việc bóc tách chi phí cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với cung cấp dịch vụ viễn thông khá khó bóc tách, do đó, nhiều chuyên gia đã lo ngại về tình trạng "bù chéo", phá giá dịch vụ để cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Khá nhiều lần, Hiệp hội Truyền hình trả tiền và các đơn vị thành viên đã đề xuất Bộ TT&TT xây dựng giá sàn dịch vụ, song một điểm vướng của quy định hiện hành là theo Luật Giá, dịch vụ truyền hình trả tiền không phải hàng hóa thiết yếu, do đó không chịu sự quản lý về giá từ phía Chính phủ.
"Nếu muốn quản lý giá sàn thì sẽ phải kiến nghị điều chỉnh luật Giá. Sở cứ của kiến nghị này là hiện truyền hình trả tiền đã khá phổ biến, có thể coi là dịch vụ thiết yếu với nhiều hộ gia đình. Số lượng thuê bao cũng đang khá lớn", ông Lâm phân tích.
Ngoài ra, theo ông Lâm, một cách tiếp cận thứ hai là sử dụng các công cụ gần giống như công cụ quản lý thị trường viễn thông hiện nay, đó là xác định một số doanh nghiệp nắm thị phần chi phối thị trường để quản lý về khuyến mại, giá thành dịch vụ...
T.C
" alt=""/>Tiếp tục đề xuất xây dựng giá sàn cho truyền hình trả tiềnMới đây, ông David Sun, Chủ tịch Huawei khu vực Đông Nam Châu Á đã có buổi gặp gỡ với giới truyền thông của Việt Nam. Ông David Sun cho biết, mục đích của chuyến công tác tại Việt Nam là muốn lắng nghe ý kiến của giới truyền thông Việt Nam đối với Huawei Việt Nam. Tại buổi gặp này, ông David Sun đã đưa ra 4 cam kết. Thứ nhất, Huawei kiên trì chiến lược bản địa hoá lâu dài tại Việt Nam. Thứ hai, Huawei mong trở thành đối tác hợp tác thương mại quan trọng của ngành ICT Việt Nam. Thứ ba, Huawei sẽ góp sức để giúp Việt Nam bồi dưỡng nhiều nhân tài ICT với mức đầu tư khoảng 1 triệu USD. Thứ tư là Huawei cam kết an toàn thông tin mạng lưới sẽ không bao giờ bị lu mờ bởi tính toán về lợi ích thương mại.
Ông David Sun cho biết: “An toàn thông tin mạng là vấn đề tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp trên toàn thế giới cùng phải đối mặt. Chúng tôi luôn sẵn sàng, với thái độ cởi mở và tích cực cùng chính phủ các nước, các doanh nghiệp, các khách hàng, cùng nhau đối mặt với các thử thách về an toàn thông tin mạng”.
“Dưới góc độ một doanh nghiệp toàn cầu với mong muốn phát triển lâu dài tại thị trường Việt Nam, Huawei hy vọng trên cơ sở cạnh tranh công bằng, có thể có nhiều hơn nữa những cơ hội tham gia vào phát triển LTE của Việt Nam, đóng góp vào sự chuyển mình sang kinh tế số và sự phát triển của ngành ICT Việt Nam”, ông David Sun nói thêm.
" alt=""/>Huawei cam kết về an toàn thông tin mạng tại Việt NamTrao đổi với ICTnews về vấn đề xây dựng thành phố thông minh (smartcity) tại Việt Nam, ông Eric Yeo, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam chia sẻ: khi chính quyền các nước đang không ngừng tập trung vào các vấn đề mang tính quốc gia, các thành phố cần tranh thủ tận dụng những công nghệ mới nhất để tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ. Điện toán biết nhận thức và trí tuệ nhân tạo sẽ mang lại những cơ hội mới cho chính quyền các nước nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho công dân và cải thiện môi trường kinh doanh, mang lại các trải nghiệm có tính cá nhân hoá và tối ưu hoá kết quả các chương trình và dịch vụ được triển khai.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Bá Quỳnh, Giám đốc khối Chính phủ và Doanh nghiệp nhà nước, Microsoft Việt Nam nhận định: hạ tầng dành cho chính quyền điện tử của các đô thị mà tiêu biểu là các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ đi cùng xu hướng của cuộc cách mạng công nghệ mới, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Do đó, điều cốt yếu là cần xây dựng và phát triển các phần mềm và ứng dụng quản lý Chính phủ điện tử thế hệ kế tiếp (GovernmentNext hoặc Digital Government) trên nền điện toán đám mây, triển khai IoT, đồng thời xã hội hóa các dịch vụ CNTT mà vẫn đảm bảo được tính tối ưu, tính an toàn an ninh trên các nền tảng, hạ tầng và ứng dụng.
Trao đổi với ICTnews, ông Jong Hyun Park, Tổng Giám đốc Dasan Zhone Solutions Việt Nam cho rằng, nếu Việt Nam muốn xây dựng những thành phố thông minh, hãy tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, New York… để tìm ra giải pháp nào phù hợp với điều kiện và cơ sở hạ tầng của mình. Không phải cứ giải pháp nào hiện đại nhất là tốt và phù hợp với Việt Nam.
Để xây dựng một thành phố thực sự “thông minh”, theo Tổng Giám đốc IBM Việt Nam Eric Yeo, các thành phố cần tập trung trước hết vào bốn lĩnh vực có tác động lớn là giảm tắc nghẽn giao thông; tăng cường an ninh và an toàn công cộng thông qua cắt giảm tội phạm và phát triển các dịch vụ phản ứng nhanh trong trường hợp khẩn cấp; cải tổ các dịch vụ công, đặc biệt là giáo dục đào tạo; phát triển lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ, phát hiện bệnh sớm và phòng ngừa dịch bệnh, dựa trên nâng cao khả năng tiếp cận với dữ liệu.
Những thách thức mà các thành phố đang phải đối mặt trong hệ thống “lõi” mang tính kết nối chặt chẽ. Chẳng hạn như một hệ thống giao thông tốt, đáng tin cậy không chỉ làm giảm tắc nghẽn xe cộ mà còn nâng cao sức khoẻ của người dân thành phố nhờ làm giảm lượng khí thải CO2, giảm căng thẳng khi tham gia giao thông và giảm tai nạn giao thông. Vì vậy, những thành phố “có tầm nhìn” đều cần áp dụng một tư duy hệ thống nhằm nâng cao tính hiệu quả từ các hệ thống “lõi” nói trên.
" alt=""/>Xây dựng smartcity, Việt Nam cần giải quyết tắc nghẽn giao thông, dịch bệnh, an ninh công cộng...